. : All For One's Forums : .
Xin khai báo tên truy cập và mật khẩu để tham gia diễn đàn. Nếu không có tài khoản hãy nhấn vào nút Đăng Kí.

Hỗ trợ bởi BigDargon (http://big.321.cn)

Join the forum, it's quick and easy

. : All For One's Forums : .
Xin khai báo tên truy cập và mật khẩu để tham gia diễn đàn. Nếu không có tài khoản hãy nhấn vào nút Đăng Kí.

Hỗ trợ bởi BigDargon (http://big.321.cn)
. : All For One's Forums : .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
BigDargon
♥ Root ♥
♥ Root ♥
Nam
Tổng số bài gửi : 1023
Age : 31
Bạn đến từ : BigDargon's Site
Nghề nghiệp : Học sinh
Tự bạch : http://tinyurl.com/profilebig
Registration date : 18/12/2007
http://bigdargon.blogspot.com/

Bình Thường Nghề cảnh sát môi trường đang “hot”!

Wed Dec 03, 2008 7:11 pm

Nghề cảnh sát môi trường đang “hot”!

Hôm qua (29-11), cảnh sát môi trường tròn hai tuổi. Bé hạt tiêu nhưng lực lượng này đang thu hút sự quan tâm của xã hội, với hàng loạt phát hiện gây chấn động dư luận về những yếu kém trong quản lý môi trường, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ động vật quý hiếm.

Cán bộ Cục Cảnh sát môi trường đang kiểm tra một đường ống xả thải của Vedan - Ảnh: THANH NHÃ

Chúng tôi có buổi trò chuyện với Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an - đại tá Nguyễn Xuân Lý.

Với câu hỏi về cảm nhận khi môi trường trở thành đề tài nóng bỏng tại diễn đàn Quốc hội vừa qua, ông bảo: Họp giải quyết vụ Vedan, Thủ tướng có nói một câu rất hay: “Trách Vedan một thì phải trách các nhà quản lý hai, ba”. Việt Nam mình tỉnh táo một chút thì chẳng phải trả giá đắt như bây giờ. Trung Quốc, Thái Lan, các nước phát triển vấp phải rồi. Đến lượt ta, nhiều năm chỉ chú trọng trải thảm đỏ mời gọi đầu tư mà xem nhẹ môi trường. Thông lệ quốc tế, đầu tư 100 đồng thì phải bỏ ra 15-20 đồng xử lý môi trường. Mình không ràng buộc được nên lợi nhuận nhà đầu tư hưởng càng cao, “ăn” cả vào phần môi trường mà họ trốn được.

Vừa rồi mình đánh trúng được vào bức xúc của xã hội nên Quốc hội quan tâm. Nhưng thử hỏi, những đại biểu là lãnh đạo chủ chốt ở bộ, ngành, địa phương đang quản lý, xử lý, giám sát vấn đề môi trường ở ngành mình, địa phương mình thế nào? Tại sao những vụ như Vedan, vi phạm 14 năm mà vẫn tồn tại sờ sờ ra đấy?

Thiếu công cụ để người dân tự bảo vệ

* Đi cơ sở nhiều, ông thấy khó khăn nhất của người dân khi tự vệ trước sự “tấn công” của doanh nghiệp hủy hoại môi trường quanh họ là gì?

- Là kiến thức của người dân về môi trường. Không có phương tiện đo, đếm ô nhiễm, tính toán tác hại. Người dân đơn độc thì khó xác định đối tượng gây hậu quả môi trường và cũng rất khó tố giác loại tội phạm này. Rồi hậu quả của hủy hoại môi trường là gián tiếp và tích lũy, âm ỉ qua thời gian mới phát bệnh... Khó khăn thế, dân làm sao tự chứng minh, đòi bồi thường...

* Ở các nước, bên cạnh công cụ chính quyền, các tổ chức xã hội phát triển rất mạnh và có vai trò lớn trong bảo vệ môi trường. Nhờ thế, những vụ như Vedan xảy ra, xã hội lập tức có phản ứng ngay. Còn ở Việt Nam, ông nghĩ thế nào về vai trò các tổ chức xã hội?

- Rất mờ nhạt. Nổi một chút chỉ có hội của doanh nghiệp. Mà hội như vậy chỉ bảo vệ quyền lợi của thành viên, của mấy ông chủ chứ quan tâm gì tới lợi ích cộng đồng, tới bảo vệ môi trường. Có lần chúng tôi cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh mấy vụ nhập rác thải, phép phế liệu. Bẩn kinh khủng, có cả phóng xạ, dioxin, thế mà Hiệp hội Thép đứng ra cản, gửi văn bản hết cấp này cấp khác...

* Nhưng cũng bắt đầu thấy xã hội phản ứng đấy chứ. Chẳng hạn đã có những lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm Vedan, đưa cả lên báo...

- Có nhưng những phản ứng đó rất yếu ớt. Chưa kể còn nhiều luồng ý kiến khác nhau...

Luật bó tay?

* Khui được Vedan hủy hoại môi trường thì đồng thời người dân cũng nhận ra những lúng túng trong xử lý “hậu” Vedan, đến mức tỉnh Đồng Nai và Bộ Tài nguyên và Môi trường đùn đẩy nhau “quyền” tạm đình chỉ hoạt động đơn vị vi phạm. Chuyện đó nói lên điều gì?

- Cái vướng ở đây là quy định của pháp luật. Chúng tôi trực tiếp đấu tranh với loại vi phạm này rất suy tư. Chẳng hạn trong tội gây ô nhiễm nguồn nước, luật chỉ quy định truy cứu trách nhiệm cá nhân, với điều kiện người đó từng bị xử phạt hành chính mà vẫn không khắc phục, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối chiếu vào Vedan, ta có xử phạt hành chính nhưng với pháp nhân chứ không phạt cá nhân cụ thể. Chế tài hành chính sau một năm thì không còn “án tích” nữa. Rồi thế nào là hậu quả nghiêm trọng trong tội phạm môi trường lại chưa được hướng dẫn định lượng...

* Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh từng thừa nhận trước Quốc hội là vi phạm về môi trường đi đâu cũng thấy. Pháp luật còn lỏng lẻo thì sức nào xử lý cho xuể, cho hiệu quả? Có cách nào tạo đột phá trong lĩnh vực nhức nhối này?

- Có lẽ cần mở ra cơ chế cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra, tự công bố mức độ ô nhiễm và đưa ra các biện pháp, lộ trình khắc phục. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý mới kiểm tra, đánh giá. Nếu anh không thực hiện đúng cam kết thì mới xử và xử nặng. Vậy mới làm được, chứ giờ đụng đâu sai đó, bắt đóng cửa cả thì chết.

Cơ chế này chắc phải trình Quốc hội, Chính phủ mới quyết được.

Nghiêm khắc với chính mình

* Liên quan đến yếu kém của hệ thống pháp luật, đâu như cảnh sát môi trường cũng than vãn là thiếu quyền lực, không có quyền khởi tố điều tra?

- Anh em có phàn nàn nhưng tôi khuyên mọi người bình tĩnh. Thẩm quyền chưa đủ thì ta sẽ kiến nghị bổ sung. Còn trước hết phải tự nâng cao năng lực, trình độ đã. Cảnh sát môi trường mới ra đời hai năm, tới giờ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện về tổ chức...

Tôi lo ngại nhất là năng lực của anh em. Là lực lượng đặc biệt, đòi hỏi rất cao về kiến thức khoa học môi trường, thế nhưng cả Cục mới chỉ 15%-20% được đào tạo về khoa học tự nhiên, môi trường. Còn lại hầu hết chỉ học nghiệp vụ công an. Chưa kể, môi trường là lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn về thiết bị, công nghệ. Mà cơ chế hiện nay, bạn biết đấy, đầu tư nhỏ giọt...

* Nhưng cũng bắt đầu có lo ngại là vì đụng đâu cũng có thể phát hiện sai phạm, nên cảnh sát môi trường sẽ dễ vụ lợi...

- Có. Tự chúng tôi phải phòng ngừa. Ngay Cục đây thôi, tôi ra nội quy cán bộ đi kiểm tra là phải có lệnh. Đã đi làm việc là phải mặc cảnh phục, ít nhất để mỗi khi giao tiếp với doanh nghiệp, với đối tượng, anh em cũng cảm nhận trách nhiệm trước ngành. Rồi mình phải có biện pháp kiểm tra. Cứ có thời gian rảnh, tôi lại “bốc thăm” nhặt một hồ sơ lên đọc và yêu cầu cán bộ thụ lý báo cáo. Kiểm tra đột xuất thế, anh làm léng phéng, lơ là là biết ngay.

Mà đã có quy định, có kiểm tra thì cũng có chế tài. Có trường hợp nghe dư luận không hay, tôi rút án giao người khác ngay, còn anh đó kiểm điểm, hạ thi đua... Lãnh đạo nghiêm khắc thì dần dần cấp dưới sẽ vào nề nếp. Có cậu trước cả năm chẳng làm được việc gì, thế mà vừa rồi đã có chiến công, được bằng khen đấy.

Lên báo đâu để cho oai!

* Thời gian qua, ngành công an nói chung đang có hiện tượng ngại ngần, dè dặt với báo chí. Thế nhưng cảnh sát môi trường lại rất cởi mở, thậm chí còn chủ động thông tin cho báo chí. Tại sao lại có cách làm như thế?

- Dễ hiểu thôi. Với góc độ là chỉ huy cao nhất của lực lượng, tôi thấy nhận thức về bảo vệ môi trường từ người dân cho tới không ít vị lãnh đạo còn bất cập thì mình phải dùng đến tuyên truyền. Mà tuyên truyền tốt nhất là thông qua các vụ việc đã làm, chứ cứ nói phải làm thế này, phải làm thế kia thì khó nghe lắm, khẩu hiệu lắm.

* Nhưng ông có sợ bị đánh giá là chơi trội không? Có bị nói sau lưng kiểu chưa có gì mà cứ ầm ĩ lên?

- Cơ chế của tôi là rất rõ ràng. Như vụ Vedan chẳng hạn, tôi lên kế hoạch trong đó có nội dung tuyên truyền và xin ý kiến lãnh đạo. Sau đó thực hiện theo kế hoạch, ai ý kiến ý cò thì chữ ký thứ trưởng đây! Nói thật, không phải tôi muốn nói. Nói ra chẳng được gì, mà có khi còn bị đàm tiếu. Lên báo chẳng để cho oai, mà có lên tướng thì đâu vì một vài bài báo mà lên. Nhưng mình vẫn phải nói. Nói vì cái chung.

Còn vì sao báo chí quan tâm thì có lẽ vì cái nghề của chúng tôi đang “hot”.

Xin cảm ơn ông!

Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết