. : All For One's Forums : .
Xin khai báo tên truy cập và mật khẩu để tham gia diễn đàn. Nếu không có tài khoản hãy nhấn vào nút Đăng Kí.

Hỗ trợ bởi BigDargon (http://big.321.cn)

Join the forum, it's quick and easy

. : All For One's Forums : .
Xin khai báo tên truy cập và mật khẩu để tham gia diễn đàn. Nếu không có tài khoản hãy nhấn vào nút Đăng Kí.

Hỗ trợ bởi BigDargon (http://big.321.cn)
. : All For One's Forums : .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
BigDargon
♥ Root ♥
♥ Root ♥
Nam
Tổng số bài gửi : 1023
Age : 31
Bạn đến từ : BigDargon's Site
Nghề nghiệp : Học sinh
Tự bạch : http://tinyurl.com/profilebig
Registration date : 18/12/2007
http://bigdargon.blogspot.com/

Bình Thường Cải cách Minh Trị

Fri Nov 28, 2008 8:53 am
Cải cách Minh Trị, hay Cách mạng Minh Trị, hay Minh Trị Duy tân, (明治維新 Meiji-ishin) là một chuỗi các sự kiện dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869, một thời kỳ 3 năm chuyển đổi thời kỳ hậu Edo (thường gọi là Hậu Shogun Tokugawa) và bắt đầu thời kỳ Minh Trị.

1_Tình hình Nhật Bản trước cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị
ến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị chế độ Mạc phủ Tokugawa lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị.
Kinh tế
* Nông nghiệp:Đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là 1 nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Chế độ tô thuế nặng nề cộng với nạn mất mùa đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém, bần cùng.
* Công nghiệp:Những hải cảng lớn đã khiến kinh tế hàng hóa của Nhật Bản vô cùng phát triển, nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ công việc kinh doanh. Đó là mầm mống của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
Xã hội
Về xã hội, Nhật Bản vẩn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền lực của các daimyo và các Samurai. Tuy nhiên vào thời kỳ này các cuộc nội chiến đã kết thúc nên vai trò của các Samurai đã không còn như trước, một số chuyển sang làm nông hoạc tham gia vào các hoạt động công nghiệp, thương nghiệp.

Trong khi đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị lại bị đánh thuế nặng nề nên mâu thuẫn giữa họ và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Cuối cùng là nông dân Nhật Bản ngày càng bị các tầng lớp trên bóc lột, áp bức nặng nề.
Chính trị
Về chính trị Nhật Bản là 1 quốc gia phong kiến với quyền hành tối cao thuộc về Nhật hoàng nhưng quyền hành thực tế lại thuộc về Mạc phủ Tokugawa. Điều này khiến các daimyo ủng hộ Nhật Hoàng tức giận, họ đòi Mạc phủ trao quyền điều hành đất nước lại cho Nhật hoàng và ngầm lập âm mưu lật đổ Mạc phủ.
Đối ngoại
Các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình Nhật Bản rối ren đã nhảy vào gây áp lực Nhật Bản phải mở cửa cho họ tự do buôn bán bởi vì chế độ Mạc phủ Tokugawa thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng", đặc biệt là đối với các nước phương Tây. Ban đầu Mạc phủ không đồng ý nhưng khi Mỹ dùng vũ lực với việc cử 2 tàu chiến đến gây hấn khiến Mạc phủ phải ký hiệp ước với những điều khoản bất lợi thuộc về Nhật Bản như mở 2 cửa biển Simoda và Hadokate cho Mỹ vào buôn bán và người Mỹ khi phạm luật ở Nhật thì Nhật không được quyền xét xử mà phải giao lại cho nước Mỹ. Sau Mỹ đến lượt Anh, Pháp, Đức đòi Nhật Bản phải mở cửa và ký những hiệp ước bất bình đẳng khác.
Hậu quả
Trước tình hình khủng hoảng đó và sự đe dọa của các nước phương Tây đưa Nhật Bản đứng trước 2 con đường: tiếp tục duy trì chế độ phong kiến lạc hậu để trở thành 1 nước thuộc địa hoặc đi theo con đường cải cách đất nước để trở thành 1 cường quốc như các nước phương Tây.

2_Bối cảnh
Việc bị buộc phải mở cửa các hải cảng và chấp nhận thuế suất nhập khẩu thấp cho các nước phương Tây đã khiến Nhật Bản bị chia rẽ. Phong trào đấu tranh chống Mạc phủ Tokugawa bùng nổ khắp nơi trong thập niên 60 của thế kỷ XIX với sự lãnh đạo của các daimyo vốn trước đây bề ngoài khuất phục Mạc phủ Tokugawa đã lấy cớ mạc phủ để cho đất nước rơi vào cảnh giống như nhà Thanh lúc đó trước sự lấn lướt của phương Tây, liền nổi dậy chống lại shogun. Shogun, phần vì không muốn, phần vì không thể chống lại sự nổi loạn đó, đã nhân nhượng và rốt cục giải thể mạc phủ. Một số võ sĩ cấp tiến có đầu óc cải cách (phần lớn không có nguồn gốc thế tập) và quý tộc ở triều đình đã nhân cơ hội nắm lấy quyền lãnh đạo đất nước. Họ nêu khẩu hiệu ủng hộ hoàng đế và chống lại phương Tây (尊王攘夷, sonno joui) để thành lập chính phủ của hoàng đế. Song thực chất đấy là chính phủ của chính họ, vì hoàng đế lúc ấy chỉ mới 14 tuổi. Với khẩu hiệu nói trên, và với đất đai rộng lớn của shogun mà họ tiếp quản, chính phủ mới đã có được sự ủng hộ của các daimyo nổi loạn và nguồn lực tài chính để thực hiện các cải cách.

Tháng 12 năm 1867 chế độ Mạc phủ Tokugawa chấm dứt. Ngày 3 tháng 1 năm 1868, chính phủ mới do Nhật hoàng Minh Trị bổ nhiệm được thành lập. Giai cấp tư sản chưa được tham gia chính quyền, nhưng chế độ mới tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển, nên họ ủng hộ chính quyền mới. Thời kì Minh Trị (Minh Trị 明治, nghĩa là "sự cai trị sáng suốt") bắt đầu.

3_Các cải cách
Để tận dụng ưu thế trung tâm chính trị của Edo, chính phủ mới đã đổi tên Edo thành Tokyo (東京, nghĩa là Kinh đô ở phía Đông) và đưa triều đình về đó.

Chính phủ mới đưa ra khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" (富国強兵, fukoku kyohei) nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Nhật hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với bunmei kaika (文明開化, văn minh khai hóa).

Để xóa quyền lực của các daimyo, chính phủ mới đã bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các daimyo. Đồng thời, họ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt. Điều này gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên chính phủ phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ chính phủ cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản. Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành đế quốc phong kiến quân phiệt.

Chính phủ còn ban bố quyền tự do buôn bán ( kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng ( đặc biệt là đường sắt ) và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn.

Nhiều phái đoàn được của sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Toà án mới (kiểu tư sản) được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.

Về quân sự, quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh và tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược.

Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Những học sinh giỏi được cử sang phương Tây du học.

Năm 1889, hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là 1 nước quân chủ lập hiến.
avatar
BigDargon
♥ Root ♥
♥ Root ♥
Nam
Tổng số bài gửi : 1023
Age : 31
Bạn đến từ : BigDargon's Site
Nghề nghiệp : Học sinh
Tự bạch : http://tinyurl.com/profilebig
Registration date : 18/12/2007
http://bigdargon.blogspot.com/

Bình Thường Re: Cải cách Minh Trị

Fri Nov 28, 2008 8:53 am
4_Các lãnh đạo
Có các nhà lãnh đạo trong thời Minh Trị duy tân khi hoàng đế Nhật Bản lấy lại quyền lực từ các shogun Tokugawa. Một vài người tiếp tục trở thành Thủ tướng Nhật Bản.

* Okubo Toshimichi (大久保 利通) (1830-1878)
* Kido Takayoshi (木戸 孝允) (1833-1877)
* Saigō Takamori (西郷 隆盛) (1827-1877)
* Iwakura Tomomi (岩倉 具視) (1825-1883)
* Ito Hirobumi (伊藤 博文) (1841-1909)
* Kuroda Kiyotaka (黒田 清隆) (1840-1900)
* Matsukata Masayoshi (松方 正義) (1835-1924)
* Oyama Iwao (大山 巌) (1842-1916)
* Saigō Tsugumichi (西郷 従道) (1843-1902)
* Yamagata Aritomo (山県 有朋) (1838-1922)
* Inoue Kaoru (井上馨) (1835-1915)
* Saionji Kinmochi (西園寺 公望) (1849-1940)

5_Ý nghĩa
Những sự kiện xảy ra ở Nhật Bản vào những năm 1860-1870 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và "thời kì Minh Trị" là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà là nền chuyên chế của Nhật hoàng, ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc - tư sản để lật đổ Shogun. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn gốc võ sĩ, vì thế nước Nhật mới - Đại đế quốc Nhật Bản - vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt. Điều này giải thích tại sao Nhật Bản có nhiều hoạt động quân sự quy mô cho đến tận Thế chiến thứ hai.

Nhưng, cuộc cách mạng 1868 cũng mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX khiến nước này trở thành một cường quốc quân sự năm 1905 sau khi đánh bại hải quân hoàng gia Nga và trước đó là chiến thắng trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ (1894-1895) với nhà Thanh. Sự phát triển của kinh tế Nhật Bản cũng làm xuất hiện các công ty độc quyền với những nhà tài phiệt thao túng cả kinh tế và chính trị Nhật Bản.

Với mong muốn đuổi kịp phương Tây, giáo dục đã trở nên rất được coi trọng. Và chỉ trong vòng hai, đến ba thế hệ, nước Nhật đã từ chỗ coi trọng thân phận con người theo nguồn gốc dòng dõi sang theo lý lịch giáo dục. Điều này làm cho xã hội Nhật Bản trở nên bình đẳng một cách đáng kể, thậm chí hơn cả nước Anh cùng thời. Nhưng nó cũng làm cho tính giáo điều trở thành nếp trong suy nghĩ của người Nhật.

Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế Nhật bản khiến giai cấp công nhân Nhật bản ngày càng bị bóc lột nặng nề và điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Năm 1901, đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập. Tháng 7/1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết