. : All For One's Forums : .
Xin khai báo tên truy cập và mật khẩu để tham gia diễn đàn. Nếu không có tài khoản hãy nhấn vào nút Đăng Kí.

Hỗ trợ bởi BigDargon (http://big.321.cn)

Join the forum, it's quick and easy

. : All For One's Forums : .
Xin khai báo tên truy cập và mật khẩu để tham gia diễn đàn. Nếu không có tài khoản hãy nhấn vào nút Đăng Kí.

Hỗ trợ bởi BigDargon (http://big.321.cn)
. : All For One's Forums : .
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
BigDargon
♥ Root ♥
♥ Root ♥
Nam
Tổng số bài gửi : 1023
Age : 31
Bạn đến từ : BigDargon's Site
Nghề nghiệp : Học sinh
Tự bạch : http://tinyurl.com/profilebig
Registration date : 18/12/2007
http://bigdargon.blogspot.com/

Bình Thường Cần một nền móng vững chắc cho ngành KT-TV

Fri Nov 28, 2008 8:37 am

Cần một nền móng vững chắc cho ngành khí tượng - thủy văn

“Nếu Hà Nội có rađa thời tiết công nghệ Doppler thì hoàn toàn có thể dự báo được trận mưa lịch sử vừa qua” - Ảnh: Tuấn Phùng

TT - Sau sự kiện mưa lũ lịch sử tại Hà Nội và việc dự báo chưa chính xác về các trận mưa bão, một số ý kiến đặt vấn đề về chất lượng công tác dự báo của ngành khí tượng - thủy văn. Sau đây là ý kiến mang tính chất đóng góp của một bạn đọc cho biết đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề dự báo khí tượng.

Ngay từ “dự báo” đã tự xác định đó là môn khoa học xác suất. Nhưng xác suất dự báo sẽ càng gần đúng với thực tế khi cơ quan làm dự báo có được hai điều kiện tốt là: phương tiện kỹ thuật tốt (gồm thiết bị và số liệu) và con người giỏi (gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm).

Đi sâu phân tích hai yếu tố làm nên chất lượng dự báo mới thấy thực trạng của ngành khí tượng - thủy văn hiện chưa tương xứng với yêu cầu là hạ tầng kỹ thuật quan trọng của đất nước:

Thứ nhất, thiết bị kỹ thuật và số liệu là điều tiên quyết. Lãnh thổ nước ta có chiều dài địa lý và địa hình phức tạp, nhưng mạng lưới quan trắc khí tượng - thủy văn còn quá thưa thớt. Cả nước chỉ có ba trạm đo khí quyển trên các tầng cao (ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM). Đất nước có trên 3.000km bờ biển, nằm kề bên khu vực là trung tâm bão của thế giới (vùng biển Philippines chiếm đến 1/3 số lượng bão hình thành trên thế giới hằng năm), nhưng mảng số liệu trên biển hầu như chỉ có ven bờ.

Phần lớn ở các trạm quan trắc hiện nay, thiết bị đo và truyền số liệu về trung tâm có lẽ vẫn đang còn dùng công nghệ của nửa đầu thế kỷ 20. Chúng ta chưa có một mạng lưới rađa thời tiết phủ sóng toàn quốc. Dù chi phí đầu tư có tốn kém nhưng đó là một công cụ cực kỳ hiệu quả việc dự báo và cảnh báo cho cả phạm vi rộng lẫn phạm vi địa phương. Chắc chắn nếu Hà Nội có rađa thời tiết công nghệ Doppler thì hoàn toàn có thể dự báo được trận mưa lịch sử vừa qua.

Một số nguồn lực trong nước cũng chưa được sử dụng hiệu quả như: hạ tầng kỹ thuật ở các sân bay của ngành khí tượng hàng không được Nhà nước ưu tiên đầu tư tốt hơn, nhưng không hòa chung vào mạng lưới khí tượng - thủy văn quốc gia; hoặc vệ tinh Vinasat sẽ góp sức gì cho công tác dự báo khí tượng - thủy văn và cảnh báo thiên tai đến người dân? Nói lên những điều trên để thấy nếu không có một chiến lược vĩ mô và chỉ đầu tư ở mức vài chục tỉ đồng/năm cho ngành khí tượng - thủy văn như hiện nay, thì chưa biết đến khi nào mới có được một nền hạ tầng kỹ thuật cho lĩnh vực quan trọng này của đất nước.

Thứ hai, năng lực con người là điều kiện quyết định. Để phát triển hạ tầng kỹ thuật như nêu trên phải có một đội ngũ chuyên gia có kiến thức cả về kỹ thuật công nghệ lẫn chuyên ngành để có thể lập quy hoạch, xây dựng và thực hiện các dự án - chúng ta đang thiếu. Để có thể khai thác hiệu quả các thiết bị công nghệ hiện đại sau khi đầu tư - chúng ta đang thiếu. Để có một đội ngũ dự báo viên vừa có kinh nghiệm vừa đủ trình độ để ứng dụng các phương pháp dự báo tiên tiến trên thế giới hiện nay bằng các mô hình nhiệt động lực (số trị) - chúng ta cũng thiếu trầm trọng.

Tôi cho rằng chúng ta đang thiếu nhân tài cho ngành khí tượng - thủy văn trên phạm vi xã hội. Sẽ nghĩ gì về một thực tế: phần lớn sinh viên giỏi cuối cùng được đào tạo bài bản ở Liên Xô cuối thập niên 1980 (thế hệ cùng học với tôi) đã bỏ nghề sau khi về nước nhận công tác, trong khi thế hệ trước đó đang nghỉ hưu dần. Còn chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bổ sung từ các trường đại học trong nước hiện nay thì ai cũng biết. Nhân tài đã không có ngay từ đầu vào cho đào tạo thì làm sao có ở đầu ra cho ngành khí tượng - thủy văn?

Xây dựng được một đội ngũ khoa học, chuyên gia cho lĩnh vực này khó khăn hơn rất nhiều người tưởng và phải tốn thời gian hơn rất nhiều so với việc bỏ tiền ra đầu tư máy móc, thiết bị. Chính sách thu hút nhân tài, mà trước hết là chính sách tiền lương, không thể chỉ từ các nhà quản lý chuyên ngành mà phải từ các bộ, ngành liên quan cho đến Chính phủ.

VN nằm trong vùng thời tiết - khí hậu nhiệt đới gió mùa và bão. Diễn biến phức tạp của thời tiết và nguy cơ thiên tai ngày càng gia tăng do sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Chất lượng về dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai đã trở thành cấp thiết trước mắt và lâu dài cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và an toàn cho cuộc sống của người dân. Theo tôi, đã đến lúc cần phải nhanh chóng xây dựng một nền móng cơ bản và vững chắc cho ngành khí tượng - thủy văn nước nhà. Tôi xin nêu vài đề xuất có tính chất đóng góp như sau:

- Cần có một đề án quy hoạch, phát triển hạ tầng kỹ thuật cho ngành khí tượng - thủy văn với tầm nhìn 5 năm, 10 năm và 20 năm sao cho nhanh chóng tiếp cận và đạt tới trình độ công nghệ của thế giới. Trước mắt, cần ưu tiên đầu tư mạng rađa thời tiết công nghệ Doppler để giúp công tác cảnh báo thiên tai kịp thời và hiệu quả.

- Cần chuyển đổi và phát triển mạng lưới quan trắc khí tượng - thủy văn theo hướng tự động hóa. Nên có phương án thống nhất quản lý và khai thác các trạm khí tượng của hàng không, hàng hải, dầu khí… vào mạng lưới quốc gia chung.

- Cần có chính sách ưu đãi nhằm tập hợp được những chuyên gia giỏi trong nước (hoặc thuê chuyên gia nước ngoài nếu cần), thành lập nhóm chuyên trách xây dựng và triển khai các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời tuyển chọn và tổ chức đào tạo lực lượng để sẵn sàng tiếp thu chuyển giao công nghệ và khai thác các thiết bị sau khi được đầu tư.

- Cần có sự phối hợp với Bộ Giáo dục - đào tạo và các trường đại học khoa học tự nhiên, đại học thủy lợi để có giải pháp thu hút nhân tài ngay từ đầu vào.

- Từng bước ứng dụng, tiến đến phổ cập phương pháp dự báo số trị tiên tiến tại các trung tâm dự báo trung ương và khu vực.

- Nên đổi mới cơ chế hoạt động của ngành sao cho thích ứng với nền kinh tế thị trường. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và phát triển thị trường dịch vụ về khí tượng - thủy văn hướng đến các đối tượng khác nhau dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế. Từ đó xây dựng cơ chế hạch toán để có nguồn thu cho việc hoàn vốn đầu tư và trả lương xứng đáng cho các nhà khoa học, chuyên gia và người lao động trong ngành…

Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết